CHIA SẺ

Thursday, October 4, 2018

CÁCH PHÂN BIỆT CÂY KHẾ CHUA KHI ĐI MUA CÂY GIỐNG

Cây Khế Chua và Cây Khế Ngọt khá giống nhau, nếu không phải là người tinh ý Bạn dễ mua nhầm cây giống, muốn mua Cây Khế Chua nhưng khi về nhà trồng lại bị thành Cây Khế Ngọt. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc phân biệt hai Giống Khế này một cách đơn giản qua bài viết dưới đây.


Cách phân biệt Cây Khế Chua khi đi mua cây giống

Lúc Cây Khế còn nhỏ, thân Khế và cành khá giống nhau đều có thân màu nâu với những cành tán xung quanh rất khó nhận biết. Tuy nhiên Bạn có thể nhận biết qua:

Cành cây

Khế Chua có cành dựng, tán cây to hơn, Cây Khế Ngọt thường bé, cành rũ xuống.

Lá Khế

Lá Khế Chua có chét lá tổng hợp luôn sáng màu hơn, lá lớn hơn, cành mướt hơn Cây Khế Ngọt. Đọt non Cây Khế Chua màu nâu đỏ sẫm hơn Khế Ngọt. Lá Cây Khế Ngọt thường có màu xanh đậm hơn, cành xấu hơn, lá nhỏ hơn và dày hơn.


Lá Cây Khế Chua

Hoa Khế

Hoa Khế Chua màu đỏ sẫm, Hoa Khế Ngọt màu hồng.

Quả Khế: Quả Khế Chua nhìn từ bên ngoài sẽ có kích thước lớn hơn Quả Khế Ngọt. Các cạnh trên Quả Khế Chua sẽ rõ và sắc hơn Quả khế ngọt. Nhìn về màu sắc thì Quả Khế Chua có màu xanh nhạt hơn Khế Ngọt, không mọng nước như Khế Ngọt. Cảm nhận dễ biết nhất là khi ăn Quả Khế Chua có vị chua, Quả Khế Ngọt có vị ngọt và nhiều nước hơn.


Hoa Cây Khế Chua

Hạt Khế

Hạt Khế Chua màu nâu còn Hạt Khế Ngọt gần như màu trắng.

Trên đây là các dấu hiệu đơn giản giúp bạn có thể tự tin chọn đúng Giống Khế Chua hay Giống Khế Ngọt mà bạn cần mua về trồng. Giống Khế Ngọt thường được ưa chuộng trồng trong chậu để làm cảnh. Còn Giống Khế Chua thường được trồng ngoài vườn làm Cây Bóng Mát và làm thuốc chữa bệnh.

Bạn có thể căn cứ vào diện tích đất trồng, mục đích để có thể lựa chọn Giống Khế phù hợp với mình. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Khế vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thêm thông tin.

Wednesday, October 3, 2018

CÂY KHẾ CHUA GIỐNG GHÉP TRỒNG CÓ DỄ SỐNG KHÔNG

Khế Chua cũng giống như một số loại Cây Ăn Trái, người ta đã có thể ghép giống mới lên gốc của những cây giống cũ để thay đổi giống. Cây Khế Chua, Khế Ngọt nhà Bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để ghép nhiều giống khác nhau lên cùng một gốc ghép đã có sẵn dáng thế đẹp.


Cây Giống Khế Chua

Lợi thế Cây Khế Chua Giống ghép

Bạn có thể tự ghép Cây Khế Chua bằng cách ghép bo, ghép mắt, ghép chẻ ngọn với những vật dụng chuyên dụng sử dụng để ghép cây.

Cây Khế Chua Giống ghép sẽ cho ra những cây giống khỏe mạnh, mang đặc tính tốt của cây mẹ. Cây giống có sẵn gốc ghép làm chức năng truyền chất dinh dưỡng để nuôi cành ghép vì thế bạn chỉ cần chăm sóc một thời gian ngắn là cây sẽ cho hoa trái mà không tốn công sức trồng lại từ đầu.


Lợi thế Cây Khế Chua Giống ghép

Với những Cây Khế làm cảnh thì việc sử dụng những gốc ghép lâu năm để tạo ra một Cây Khế Cảnh khác trong một thời gian ngắn là rất có giá trị. Vừa không làm mất đi dáng cổ thụ của cây, vừa tạo điều kiện để cây thay đi lớp áo mới và tạo được những thế khác nhau theo ý muốn của người trồng.

Chăm sóc Cây Khế Chua Giống ghép với tỷ lệ sống cao

Tuy là Cây Khế Chua Giống ghép có sức phát triển mạnh, khỏe có khả năng chịu hạn tốt nhưng để cây nhanh thích nghi và sinh trưởng tốt. Người trồng cần lưu ý cách chăm sóc để giúp cây mau phục hồi sau khi ghép.


Chăm sóc Cây Khế Chua Giống ghép với tỷ lệ sống cao

Bạn cần tưới nước đủ ẩm cho cây đặc biệt vào mùa khô tránh để cây thiếu nước mà chết. Đồng thời Bạn cần chú ý làm sạch cỏ xung quanh gốc cây, tỉa cảnh tạo tán để giúp cho tán Khế được thông thoáng, tập trung nuôi một số cành chính, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh.

Mỗi năm, Bạn cần bón thúc cho mỗi gốc Khế Chua từ 200 đến 400g NPK tổng hợp cùng với 5kg tro (nếu có). Sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây từ 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, từ 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

CÂY KHẾ CHUA KHÔNG RA QUẢ PHẢI LÀM SAO?

Cây Khế Chua thông thường sau khi trồng khoảng một năm cây bắt đầu cho trái, để cây cho trái sớm hơn bạn có thể chọn cây giống bằng phương pháp ghép cành. Cây Khế Chua trồng chậm ra quả, hoặc ra hoa nhưng không đậu quả cũng có nhiều nguyên nhân từ kỹ thuật chăm sóc, thời tiết, sâu bệnh. Muốn cho Cây Khế ra nhiều quả bạn cần chú ý một số mẹo sau.


Cây Khế Chua không ra quả phải làm sao

Ánh sáng

Cây Khế Chua ưa nắng nhưng lại không thích hợp khi bị ánh sáng trực tiếp vì thế khi trồng bạn cần lưu ý vị trí trồng nên trồng dưới tán của cây khác.

Cắt tỉa cành

Cây Khế Chua phát triển nhanh, các tán cây cũng vươn dài rất nhanh vì vậy bạn cần chú ý cắt bỏ những cành vượt lên cao. Mỗi năm, bạn phải cắt những cành vượt 1 lần, tốt nhất là cắt vào mùa khô khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch để cây ra chồi mới, trẻ và khỏe, có nhiều ánh nắng mới ra nhiều hoa. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả. Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.


Cách tỉa cành cho Cây Khế Chua

Nếu để cành vượt cũng ra hoa nhiều nhưng quả nhỏ. Muốn cây dễ đậu trái cũng phải tỉa bớt cành lá cho thông thoáng. Làm như vậy sẽ giúp Cây Khế Chua cho trái nhiều hơn.

Cây Khế rất cần nước trong giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, cây cần phải được cung cấp đủ ẩm và phải tưới trung bình ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối.

Phân bón


Cách bón phân cho Cây Khế Chua

Bạn bấm hết các đọt của cây, cắt nước khoảng 2-3 ngày. Sau đó bạn dùng phân Urê pha thật loãng tưới, khoảng 50 ngày sau cây sẽ ra hoa và cho trái lớn. Nếu Bạn muốn Khế đậu nhiều trái, Bạn hãy đắp vào gốc Khế hữu cơ mục tối thiểu 1 năm 2 lần và bón phân dơi 2 tháng 1 lần, thỉnh thoảng tưới thêm nước gạo vo 1 tuần 1 lần. Khi thấy trái đang lớn, Bạn thêm bón phân cho cây, để cây nuôi trái mà không bị suy sau khi thu hái trái xong cũng thêm phân cho cây để cây phục hồi nhanh.

Tuesday, October 2, 2018

CÁCH CHỮA CÂY KHẾ CHUA BỊ VÀNG LÁ

Những loại sâu bệnh gây hại Cây Khế Chua có thể kể đến là các loại Sâu Non, Ruồi Đục Trái… và nhất là Bệnh Vàng Lá. Lá trên Cây Khế Chua trồng ngoài vườn hoặc trong chậu có thể bị vàng và rụng nhanh chóng bất thường không rõ lý do. Nếu không kịp thời khắc phục sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây và cây sẽ bị chết.


Cây Giống Khế Chua

Nguyên nhân của hiện tượng vàng lá

Bệnh Vàng Lá là một trong những loại bệnh khá phổ biến mà bất kỳ loại cây trồng nào cũng đều có thể gặp phải, nhất là trong giai đoạn cây con mới trồng.

Cây bị Bệnh Vàng Lá bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thiếu nước, do thừa nước cây bị ngập úng, do nhiệt độ không khí quá cao, do thiếu ánh sáng, do bón quá nhiều hoặc quá ít phân…


Nguyên nhân của hiện tượng vàng lá

Cách chữa Bệnh Vàng Lá cho Cây Khế Chua

Cây Khế Bị Khô: Khi Cây Khế Chua không thể nhận được nước,lá sẽ biến nhạt vàng mặt lá nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, cả lá rủ xuống, phía dưới lá vàng khô rồi lan rộng lên cả lá nếu không kịp thời tưới nước cây sẽ chết khô. Vì thế, bạn cần chú ý tưới nước đều đặn và giữ ẩm cho cây khế.

Nước trong chậu quá nhiều cây bị ngập úng: Nếu nước nhiều, chậu trồng bị bịt kín các kẽ hở trong đất, không khí không vào được trong đất, gây ra tình trạng thiếu oxy và rễ cây bị thối. Biểu hiện là màu lá non nhạt, sau đó chuyển vàng. Lúc này, lập tức ngừng tưới nước, bón phân đồng thời, xới đất cải thiện điều kiện thoáng khí trong đất.

Nhiệt độ không khí quá cao: Cây Khế Chua không chịu được ánh sáng trực tiếp, nếu trong mùa nóng, cây bị chiếu nắng rất dễ làm cho ngọn lá khô. Vì thế bạn cần che chắn hoặc phải chuyển cây vào trong râm mát ngay.


Cách chữa Bệnh Vàng Lá cho Cây Khế Chua

Thiếu ánh sáng: Cây Khế cũng là loại cây ưa sáng, nhưng nếu trồng hoàn toàn trong râm cây sẽ mọc yếu, không những không hình thành cành lá mới, mà hoa cũng không nở được, lá vàng héo. Phát hiện tình hình này phải di chuyển ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Chú ý là trong điều kiện khí hậu nóng bức vẫn phải tránh để dưới ánh nắng trực xạ, đặc biệt là vào buổi trưa

Thiếu hoặc dư thừa phân nghiêm trọng: Nếu lâu bạn không bón phân sẽ làm cho đất thiếu dinh dưỡng cành lá yếu lá biến vàng, không mọc thêm cành nhánh mới,cây không ra hoa. Phát hiện tình trạng này cần nhanh chóng bổ sung phân bón cho cây, đối với Cây Khế Cảnh trồng trong chậu lập tức đảo chậu, thay đất đất mới và định kỳ bón phân. Nếu bón quá nhiều phân cũng làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài dẫn đến mép lá khô vàng. Khi phát hiện bón quá nhiều, bạn phải ngừng lại và tưới nhiều nước lã hoặc lập tức đảo chậu thay đất mới.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY KHẾ CHUA

Cây Khế Chua dễ trồng, dễ chăm sóc nhu cầu nước trung bình và không tốn nhiều phân bón. Tuy nhiên, muốn cây nhanh cho trái và trái nhiều cần chú ý chăm sóc thường xuyên và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc Cây Khế Chua đơn giản.


Cách chăm sóc Cây Khế Chua

Giai đoạn mới trồng

Giai đoạn mới trồng cây con còn yếu, Bạn cần chú ý chăm sóc để giúp cây con nhanh thích nghi và bén rễ phát triển.

Khi trồng cây được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân tiến hành làm cỏ và vun xới gốc.


Giai đoạn mới trồng Cây Khế Chua

Tưới nước là công việc không thể thiếu ngay sau khi trồng Cây Khế Chua. Bạn cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Đặc biệt, cần chú ý tưới đủ nước khi trái đang lớn và lúc sắp chín.

Giai đoạn từ một năm tuổi trở lên

Giai đoạn này cây đã cứng cáp, Bạn cần chú ý việc cắt tỉa tạo hình cho cây. Khi cây cao độ 80cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Vì Cành Khế giòn, dễ gãy bạn cần lấy cọc chống đỡ cho cành, nhất là thời kỳ cây bắt đầu cho trái.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.


Giai đoạn Cây Khế Chua từ một năm tuổi trở lên

Bón phân: Trong 3 năm đầu, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200gr đến 400gr NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

Phòng trừ sâu bệnh: Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hòa quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài Sâu Đục Vỏ, Đục Thân… xâm nhập gây hại. Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.

Saturday, September 29, 2018

CÁCH TRỒNG CÂY KHẾ CHUA ĐÚNG KỸ THUẬT

Cây Khế Chua có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vì thế cây rất dễ sống và phát triển ở nước ta. Cây Khế Chua được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc ghép cành. Bạn có thể Mua Cây Giống Khế Chua ở các vựa nông sản, các vườn ươm cây giống trên toàn quốc bởi giống cây này được bày bán khá phổ biến.


Cách trồng Cây Khế Chua đúng kỹ thuật

Chọn giống và đất trồng

Đất trồng: Cây Khế nói chung và Cây Khế Chua nói riêng ưa phát triển ở những loại đất mùn tơi xốp và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Bạn có thể trồng ngoài vườn hoặc trồng trong chậu làm cảnh đều được. Nhưng dù trồng ở ngoài hay trong chậu bạn cũng cần chú ý bón lót phân cho cây trước khi trồng. Bạn trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.


Chọn giống và đất trồng cho Cây Khế Chua

Chọn cây giống: Bạn có thể tự ươm trồng cây giống từ hạt của Quả Khế Chua, từ việc chiết cành của Cây Khế Chua mẹ và đơn giản hơn là bạn bỏ tiền ra mua cây giống tại các vườn ươm. Bạn cần chọn những cây giống khỏe, lá xanh đặc trưng, không bị sâu bệnh, tán phát triển cân đối, thân mập, bầu cây còn nguyên vẹn không có dấu hiệu bị hư hỏng.

Trồng Cây Khế Chua

Với trường hợp mua cây sẵn tại vườn ươm, thì Bạn chỉ cần tháo bỏ lớp nilon bầu cây sau đó từ từ đặt cây vào chính giữa hố đất, chậu đất đã chuẩn bị từ trước 7-10 ngày. Sau đó, Bạn san lấp đất vào gốc cây nệm đất cho chặt giúp cây đứng thẳng không bị nghiêng đổ.


Trồng Cây Khế Chua

Với trường hợp tự nhân giống thì sau khi cây giống được ươm trồng trong bầu, khi cây phát triển cứng cáp được 5 – 7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cây kém phát triển, còi cọc lựa chọn những cây khỏe mạnh ra trồng.

Ngay sau khi trồng, Bạn cần tưới nước giữ ẩm cho cây và thường xuyên tưới nước ngày 2 lần giúp cây nhanh bén rễ. Để ngăn gia súc, gia cầm phá hoại bạn có thể làm rào chắn thủ công để bảo vệ cây.

Thursday, September 27, 2018

TRỒNG CÂY KHẾ CHUA LÀM CẢNH CÓ KHÓ KHÔNG?

Cây Khế Chua ngày nay không chỉ được trồng trong vườn làm cảnh mà cây còn được ưa chuộng trồng trong chậu làm Cây Kiểng, Cây Bonsai. Trồng Cây Khế Chua làm cảnh tuy không khó nhưng đòi hỏi bạn cần bỏ công chăm sóc, cắt tỉa. Với một chậu đất và một khoảng không diện tích nhỏ nhắn bạn hoàn toàn có thể có được Chậu Khế Chua sai trĩu quả.


Trồng Cây Khế Chua làm cảnh có khó không

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Thời điểm trồng Khế làm cảnh: Thời điểm thích hợp để trồng Khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Bởi lúc này thời tiết ấm áp, mát mẻ thuận lợi để cây cối phát lộc sinh trưởng.

Đất trồng:Bạn nên chọn đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Bạn có thể mua đất và một số loại phân bón như phân trùn quế, vỏ trấu trộn cùng đất để trồng.


Chuẩn bị đất và chậu trồng

Nhiệt độ: Cây chịu nhiệt độ cao. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên, Cây Khế Chua không ưa ánh sáng chiếu thẳng.

Kích thước chậu: Tối thiểu 60cm x 60cm. Mỗi năm, Bạn cần cơi thêm đất hoặc sang chậu to hơn cho cây đủ sức phát triển. Chậu trồng cần có lỗ thoát nước.

Kỹ thuật trồng Cây Khế Chua làm cảnh

Trồng chăm sóc Cây Khế Chua trong chậu cảnh không khó, tuy nhiên đòi hỏi người trồng phải đầu tư công chăm sóc, tưới đủ nước và bón phân điều độ, thường xuyên cắt bỏ những cành vượt lên cao để tập trung dinh dưỡng nuôi những cành nhất định. Bởi Cây Khế trồng trong chậu sẽ bị hạn chế chất dinh dưỡng hơn so với trồng bên ngoài.


Kỹ thuật trồng Cây Khế Chua làm cảnh

Tạo thế cho Cây Khế Cảnh: Khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trồng rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống Cây Cảnh khác. Vì vậy, việc uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác như kẽm là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả hơn cả.


Với những dụng cụ này, người trồng có thể tạo Cây Khế Cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống tạo thành những thế cây như ý muốn. Cây Khế Cảnh Bonsai cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.

TRỒNG CÂY KHẾ CHUA CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây Khế Chua là một loại cây trồng dân dã đã được người dân Việt Nam trồng trong vườn nhà từ rất lâu. Cây Khế Chua được biết đến với nhiều tác dụng vừa làm Cây Bóng Mát, Cây Trang Trí. Quả Khế Chua dùng để chế biến các món canh chua, gỏi cuốn… rất ngon. Ngoài ra, lá và rễ Cây Khế Chua còn dùng để chữa một số bệnh rất hữu ích.

Trồng Khế Chua làm cảnh

Hình ảnh Cây Khế trước sân với những chùm hoa màu tím, chùm quả sai trĩu cành dường như đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Cây Khế Chua không chỉ được trồng ngoài vườn làm Cây Bóng Mát, Cây Ăn Trái mà nó còn được trồng trong chậu thành những Cây Khế Cổ Thụ dùng làm cảnh rất đẹp.


Trồng Khế Chua làm cảnh

Khế Chua dùng để chữa bệnh

Quả Khế Chua có tác dụng tiểu thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt, người dân thường dùng để giải khát, nước ép Quả Khế còn được dùng làm chất tẩy rất an toàn.

Lá Cây Khế Chua được dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Hoa có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện. Còn rễ cây có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.


Khế Chua dùng để chữa bệnh

Theo Đông y, Khế Chua là một nguyên liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh.Vỏ và Rễ Khế Chua thái nhỏ, sao vàng kết hợp với vỏ Quýt lâu năm sắc uống giúp trị ho gà khá hiệu quả. Lá Khế sắc uống có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra tắm Lá Khế còn giúp trị rôm sẩy khá tốt. Bên cạnh đó Khế Chua còn được dùng nấu canh chua, làm mứt, ngâm rượu…